Mộ trong đời sống văn hóa xưa
Mộ đá hay mộ phần từ xa xưa đã là một nét văn hóa người Việt. Mộ đá xuất hiện và ảnh hưởng đến đời sống tâm linh dân chúng qua thuyết phong thủy, tử vi lý số. Xây mộ cũng được coi là một việc trọng đại trong đời. Kinh nghiệm xây mộ cũng được đúc kết qua nhiều đời và dần hoàn thiện. Cùng tìm hiểu về mộ đá, cách xây mộ theo thước lỗ ban của người xưa và xem những mẫu mộ xây đẹp nhất.
Lịch sử mộ đá
- Khi xưa chưa hình thành hình thức mai táng. “Mạnh Tử, Đằng Văn Công thượng” viết “… không chôn người thân… chồn cáo ăn xác”. Sau này dần dần mới hình thành việc xây mộ bằng đá, đất cho người chết.
- Về sau xuất hiện việc xây mộ trước cho người còn sống, chọn đất mà chôn với mong muốn tạo phúc đức cho đời sau. Mồ mả do vậy có nhiều tên gọi như:
– Phần: vốn là đống đất, sau này được dùng để gọi mồ mả.
– Mộ: là tên gọi đất chôn bậc vương giả ngày xưa.
– Gò: vốn là đất núi. Thời Xuân Thu gọi mộ là Gò (khưu).
– Chủng (mộ): vốn nghĩa là đỉnh núi. Sau này gọi mộ cao là chủng.
– Lăng: vốn nghĩa là núi đất lớn. đời sau gọi mộ đế vương là Lăng mộ. - Những người thống trị, vua chúa đời trước thường dùng các loại hình thức trang trí mồ mả, như khắc động vật bằng đá, làm cột đá, bia đá, khắc tượng người bằng đá, khắc động vật bằng đá có các con sư tử đá, ngựa đá, rùa đá, rồng đá.
Xem chi tiết:
Xem thêm:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét