Sau khi làm đầy đủ thủ tục cho người quá cố gia quyến sẽ tiến hành lễ nhập quan. Lễ nhập quan là gì ? Những điều cần chú ý trong lễ nhập quan. Nhưng trước khi làm lễ nhập quan hãy chắc chắn rằng gia quyến đã làm đủ những việc cần làm khi người bệnh nhấp hối trước lúc lâm trung.
Chuẩn bi áo quan (quan tài)
Nếu gia đình đã chuẩn bị sẵn áo quan từ trước thì nên kiểm tra lại một lần nữa đê chuẩn bị nhập quan. Khi đóng áo quan thì phải theo khuôn khổ người quá cố để đóng áo quan cho phù hợp (cao, thấp, to, nhỏ,….). Nếu không chú ý khâu này, mà cứ đóng áng chừng, dẫn tới trường hợp người quá cố to hơn khuôn khổ áo quan thì không thế nào nhập quan được hoặc ngược lại, áo quan quá lớn thì phải bỏ thêm rất nhiều thứ đệm lót cho vừa, cũng phiền phức.
Gỗ dùng làm áo quan thì thời xưa, dân ta thường dùng gỗ vàng tâm hoặc gỗ dổi. Hai thứ gỗ này có nhiều dầu, có đặc tính hợp với sơn mài, chất dầu trong gỗ giữ cho sơn bền tốt, không bong tróc. Thời xưa, vua chúa còn chọn gỗ ngọc am (pơ-mu) – một loại gỗ quý hiếm làm quan tài.
- Người dân các tỉnh miền Bắc thường sử dụng sơn mài trên quan tài nên thường chọn gỗ vàng tâm và gỗ dổi.
- Người dân miền Nam thường dùng gỗ trai, gỗ sao đê làm quan tài, cũng tốt.
Sau khi đã có áo quan thì việc xử lý các kẽ hở của áo quan cũng rất quan trọng, bởi thi hài còn để trong nhà một thời gian để phúng viếng, nếu không xử lý tốt cảc kẽ hở thì mùi hôi ở thì thể người quá cố, do bị phân hủy, toát ra hoặc nước trong thi thể chảy ra gây ô nhiễm, ảnh hướng đến sức khỏe của ngưòi sống
Đế xử lý các kẽ hở cúa áo quan, dân ta thường dùng sơn sống (sơn ta) nhào với mùn cưa, hoặc giả (đâm) gạch non bóp với bánh dầy chét vào cảc kẽ hở áo quan. Cũng có dịa phương dùng xôi (cơm nếp) trộn với mùn gạch non, miết vào các kẽ hở áo quan.
Xem chi tiết:https://medium.com/@daninhbinhvn/nh%E1%BB%AFng-th%E1%BB%A7-t%E1%BB%A5c-khi-nh%E1%BA%ADp-quan-v%C3%A0-vi%E1%BB%87c-quan-tr%E1%BB%8Dng-c%E1%BA%A7n-l%C3%A0m-trong-tang-l%E1%BB%85-a52f84b03fab
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét