Đền là gì ? Phân biệt Đền thờ ở Việt Nam
Đền là nơi thờ Thần Thánh (kể cả Thánh mẫu) của một cộng đồng dân cư một vùng, một xã, thôn nào đó. Các vị Thần, Thánh được thờ tại đền phần đa là anh hùng có công với nước, với dân trong việc chống ngoại xâm khai hoang lập ấp. Các vị thần siêu nhiên, Thần mây, mưa, sấm, chớp làm cho thuận trời, đất, mưa thuận gió hòa để việc trồng cấy, cũng như vạn vật sinh tồn.
Quan niệm dân gian coi Thánh, Thần là bậc cao siêu có sức lực phi phàm tối linh như thế nào? Thánh, Thần, Thánh mẫu… , được tôn vinh là thượng, trung hoặc tôn thần nhưng đều đóng vai trò như Thành Hoàng làng sẵn sàng che chở, âm phù cho cộng đồng bình an, thịnh vượng.
Thế nên đền, miếu thường là nơi mà các ngày tuần tiết, sóc vọng dân làng, khách hành hương hay sắm lễ, dâng hương tưởng niệm truy tư công đức, hoặc cầu cúng mong sự gia ân, âm phù của Thánh, Thần cho gia quyến làm ăn thuận lợi, mọi sự tốt lành.
Cấu trúc tổng thể của Đền
Nhìn chung đền có nhiều tòa, nói cách khác là nhiều cung hơn Đình:
- Hậu cung là tòa trong cùng được giành để thờ vị thần chủ thể, hoặc cả vị thần chủ thể và gia quyến của thần.
- Tòa đề nhị (phía ngoài hậu cung) thường cũng thờ vị Thần chủ thể đó (có thể là tượng hay văn bài)
- Hai tòa hai bên (hai gian bên cạnh) thờ các tướng văn, tướng võ giúp cho Thần lúc sinh thời đánh giặc, hoặc khai khẩn.
- Tiền đường – bên ngoài tòa đệ nhị (còn gọi là đại bái) là nơi đặt chân ban công đồng và là chỗ lễ thường nhật, hoặc chỗ lễ đầu tiên có tính chất trình, trước khi vào các cung đệ nhị hậu cung (chính tẩm).
Ngoài ra Đền còn có các toà giải vũ hai bên, tạo cho công trình có sự khép kín, tôn nghiêm vừa là nơi ông từ ở, khách lễ nghỉ, hoặc là nơi lo công vỉệc tế lễ cúa làng.
Bên ngoài sân có hệ thống cột đồng trụ, cột hoa biểu tượng Vươn lên cúa mảnh đất, con người, đồng thời là những trang trí gợi sự uy nghi.
Phía ngoài còn có hồ nước khiến tổng thể cảnh quan hài hòa đẹp mắt, lại là tình tiết không thể thiếu Của thuyết phong thuỷ “Sa hoàn thuỷ nhiễu”.
Không phải Đền nào cũng có hồ nước, kiến trúc như vừa nêu nhưng tựu chung lại đây là kiến trúc tổng quan và chuẩn nhất của Đền thờ Việt Nam.
Xem thêm tại:
https://daninhbinh.vn/phan-biet-dinh-chua-den-mieu-phu-quan-am-mieu-dien-nghe/
Theo dõi:
https://medium.com/@daninhbinhvn/ph%C3%A2n-bi%E1%BB%87t-%C4%91%C3%ACnh-ch%C3%B9a-%C4%91%E1%BB%81n-mi%E1%BA%BFu-ph%E1%BB%A7-quan-am-mi%E1%BA%BFu-%C4%91i%E1%BB%87n-ngh%C3%A8-263c4e488b86
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét